Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Siêu trà Cây chùm ngây Moringa cây từ Himalaya hùng vĩ

Ngay cả với những người hoàn toàn khỏe mạnh, việc thưởng thức một tách trà “quà tặng của Chúa” này cũng không thừa bởi nó sẽ khiến họ trở nên đặc biệt sung mãn trong “chuyện ấy. Chỉ mọc trên những đỉnh núi cao nhất của dãy Himalaya hùng vĩ, trà Moringa mang trong mình những biệt chất vô cùng quý hiếm, có thể giúp con người chế ngự hàng loạt những rắc rối về thể chất cũng như tinh thần.
Siêu trà Cây chùm ngây Moringa cây từ Himalaya hùng vĩ


"Thần trà" lộ diện
Trà Moringa Cây chùm ngây cũng ra trái, bên trong chứa hạt. Những trái trà này còn có nhiều tính năng tuyệt vời hơn. Người dân bản địa thường ăn sống chúng để chữa các bệnh về gan và thận. Nếu phơi khô và hãm uống, trái trà Moringa lại giúp chữa trị bệnh thấp khớp. Hàm lượng Protein và chất xơ cao khiến loại quả này trở thành thức ăn lý tưởng cho những người bị suy dinh dưỡng, bệnh nhân tiêu chảy hay béo phì đang cần ăn kiêng.

Hạt, rễ và vỏ cây trà Moringa lại chứa nhiều chất có ích cho hệ tim mạch, tiêu hóa, sinh sản và thần kinh của con người. Tinh dầu từ hạt trà giúp trị bệnh động kinh, còn nước ép rễ trà có tác dụng ngừa sảy thai rất tốt. Vỏ trà Moringa thường được chế biến thành món đồ uống khai vị vì nó kích thích hệ tiêu hóa hoạt động... Danh mục các tác dụng của trà Moringa dài đến vài trang giấy, phủ trùm lên hầu hết các loại biệt dược Tây y chuyên trị đang lưu hành. Đến lúc này, giới khoa học mới hiểu được vì sao, người dân địa phương lại gọi đây là “quà tặng của Chúa” hay “cây may mắn”, “cây thần kỳ”. Kinh nghiệm từ nghìn đời truyền lại cho họ rằng, đây là loài cây có thể trị bách bệnh. Mỗi khi gặp vấn đề gì về sức khỏe, cứ tìm đến những cây trà thần kỳ này trên núi cao, nó sẽ giúp họ giải quyết mọi nỗi ưu phiền.
Trà Moringa Cây chùm ngây


Phân tích định lượng các vi chất cho thấy, lượng Vitamin C trong trà Moringa gấp 7 lần trong cam, Vitamin A cao gấp 4 lần cà rốt, lượng Canxi cao gấp 4 lần sữa bò, Kali cao gấp 3 lần chuối và sắt cao gấp 3 lần rau bina. Dù là thực vật nhưng hàm lượng Protein trong trà Moringa lại cao gấp 2 lần trong sữa chua – một sản phẩm vốn vẫn được coi là giàu Protein nhất trong nhóm thực phẩm ngoại trừ thịt.

Năm 1989, một đoàn du khách Anh bất ngờ gặp nạn khi đang trên hành trình chinh phục ngọn núi thuộc dãy Himalaya hùng vĩ. Xuất phát từ thủ đô của Ấn Độ, nhóm người ưa du lịch mạo hiểm này đã bị mắc kẹt lại trên lưng chừng núi khi gặp phải một cơn bão tuyết khủng khiếp. Phải 20 ngày sau, đội cứu hộ mới có thể tiếp cận với đoàn khách gặp nạn, lúc này đang trú ẩn trong một hang đá. Đối với hoạt động leo núi tại đây, những tai nạn kiểu này thường xảy ra như cơm bữa. Nhưng điều khiến ai nấy đều phải ngạc nhiên là toàn bộ nhóm du khách này đã sống sót được trong chừng ấy ngày mà không cần đến thức ăn. Khi cơn bão tuyết ập tới, họ đã buộc phải vứt bỏ tất cả hành lý mang theo để có thể nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp. Thật may là trong đoàn có 2 người dẫn đường bản địa đi cùng. Giây phút được cứu sống, những nhà thám hiểm nghiệp dư cũng không hiểu lý do giúp mình tồn tại suốt 20 ngày mà không có dù chỉ một mẩu bánh mỳ. Thế nhưng trái với sự kinh ngạc đó, hai người dẫn đường bản địa lại tỏ ra thản nhiên. Lý do, họ thừa biết may mắn đến với cả đoàn thám hiểm là nhờ ẩn nấp được vào hang đá mà xung quanh có rất nhiều cây trà Moringa mọc hoang dã. Trong 20 ngày mắc kẹt, họ chỉ nhai thứ cây này và sống sót cho đến khi được cứu.

Ngay sau khi thông tin này được loan tải, hàng loạt phòng thí nghiệm trên thế giới đã đồng loạt vào cuộc nghiên cứu về trà Moringa. Kết quả thật bất ngờ: Đây có thể được coi là một “siêu thực vật”. Các thành phần có trong Moringa chứa vô số các hoạt chất cực kỳ quý báu với sức khỏe con người. Trong đó, lá trà Moringa có tác dụng làm giảm các cơn đau đầu, cầm máu, kháng viêm, trị các chứng đau dạ dày, hạ sốt. Hàm lượng sắt cao của lá cây cũng giúp ích cho các chứng bệnh liên quan đến thiếu sắt ở người, mà điển hình là bệnh thiếu máu. Hoa của loài cây này cũng sở hữu những dược tính quan trọng như giúp tăng cường quá trình tiết sữa ở phụ nữ mới sinh và đang cho con bú, lợi tiểu, trị cảm lạnh. Khi dùng làm nước tắm, có thể đánh tan các chứng bệnh ngoài da do nấm hoặc dị ứng.


Tác dụng phòng the bất ngờ

Cây Moringa được phát hiện tại dãy Himalaya được coi là một nhánh trong họ chùm ngây. Cây chùm ngây vốn được coi là một loại thảo dược quý hiếm, mọc hoang rất nhiều ở các khu vực tại Việt Nam. Báo GĐ&XH Cuối tuần từng có nhiều bài viết đề cập đến tác dụng phòng the tuyệt vời của loại cây này. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam chưa ghi nhận các dòng sản phẩm chiết xuất từ cây Moringa phát hiện tại dãy Himalaya

Từ khi được phát hiện, trà Moringa Cây chùm ngây đã từng bước chinh phục người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Nhiều sản phẩm từ loài cây trứ danh này đã được thương mại hóa và bán dưới dạng thực phẩm chức năng. Vốn chỉ có ở dãy Himalaya bên phía Ấn Độ và một số lượng nhỏ phân bố ở khu vực Bắc Phi, nỗ lực nhân giống trà Moringa của nhiều dự án đã vấp phải sự thất bại thảm hại. Trà Moringa không thể ươm trồng hay sinh sôi ở những vùng địa lý mới. Chính sự khan hiếm này đã góp phần làm nên tên tuổi của trà Moringa. Chúng trở thành những sản phẩm du lịch địa phương không thể thiếu trong hành lý trở về của các du khách mỗi khi có dịp đến những vùng đất này.
Moringa Cây chùm ngây đã từng bước chinh phục người tiêu dùng


Nhưng tác dụng của trà Moringa không chỉ có vậy. Dù đã được khám phá từ hàng chục năm nay, nhưng dường như con người vẫn chưa biết hết về loài cây quý giá này. Mới đây, trên tạp chí chuyên ngành Dược phẩm và Dược học (The International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences), các nhà khoa học Ấn Độ lại một lần nữa khiến giới chuyên môn phải ngỡ ngàng khi công bố về tác dụng mới được phát hiện của trà Moringa. Họ đã tìm thấy hoạt chất Saponin trong chiết xuất từ hạt và rễ của loài cây này, với hàm lượng khá lớn. Tác dụng của Saponin thì đã được ghi rõ ràng trong các tài liệu y khoa: Đây là tiền chất cần thiết để cơ thể con người sản xuất ra hoóc-môn Testosteron (ở nam giới) hay Estrogen (ở nữ giới). Đây là hai loại hoóc-môn giới tính đặc trưng ở mỗi giới, quyết định khả năng nảy sinh ham muốn tình dục cũng như năng lực hoạt động tình dục ở người. Nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ sinh học, Đại học Jiwaji (bang Gwalior - Ấn Độ) này cho biết, họ có ý tưởng về nghiên cứu này khi tình cờ đọc được một công trình khác nói rằng, những người bản địa nơi cây Moringa sinh sôi thường có đời sống tình dục rất sung mãn. Câu hỏi về sự liên hệ giữa chúng với nhau đã có lời giải đáp nhờ các phân tích tỉ mỉ hàng năm trời này. Đúng là bấy lâu nay, con người đã “bỏ quên” mất thần dược này khi chỉ sử dụng chúng như những thứ đồ uống dưới dạng thực phẩm chức năng.

Để kiểm chứng kết luận này, một thí nghiệm đã được tiến hành trên chuột. Bằng thủ thuật, các nhà khoa học đã khiến lũ chuột đực bị “yếu sinh lý” bằng hóa chất, sau đó tìm cách phục hồi lại khả năng giao phối cho chúng bằng các mẩu rễ cây Moringa. Sau 3 tuần liên tiếp được “tẩm bổ”, những chú chuột đực khốn khổ này cũng tìm lại được khả năng sinh lý bẩm sinh ban đầu. Ở nhóm đối chứng không được cho ăn rễ Moringa, dù được hưởng chế độ chăm sóc, dinh dưỡng tốt nhất, đám chuột đực bị “thiến” bằng hóa chất đã không thể phục hồi được nhu cầu giao phối. Ở nhóm chuột cái, thí nghiệm tương tự cũng thu được kết quả khả quan khi các nàng chuột có nhiều cơn động dục hơn hẳn sau khi được cho ăn rễ Moringa. Thậm chí, một số con còn sẵn sàng làm “chuyện ấy” chỉ vài giờ sau khi sinh con.

Khám phá mới này đã mở ra một hy vọng mới cho con người về một siêu thuốc “nhiều trong một”: Vừa có thể tăng cường sinh lý, lại giúp giải quyết hàng loạt các chứng bệnh thường gặp, nhất là các chứng bệnh thời hiện đại như cao huyết áp, tim mạch, gan thận... Các nhà khoa học đang nỗ lực hoàn thiện quy trình chiết suất, để sớm thương mại hóa sản phẩm ra thị trường. Đây được dự báo sẽ là một “bom tấn” khi đánh vào thị trường truyền thống của nhiều “hảo thủ” đang chi phối thị trường, kể cả thần dược phòng the Viagra cũng có thể bị đe dọa. Giới nghiên cứu tin rằng, với những gì đã đạt được trong cả nghiên cứu lẫn thực tế, trà Moringa hoàn toàn có thể “xưng vương” một khi bước ra từ phòng thí nghiệm.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Kem chùm ngây chiết xuất từ tinh chất cây chùm ngây

Kem chùm ngây chiết xuất từ tinh chất cây chùm ngây (Moringa oleifera)

 Kem chùm ngây làm mờ NÁM - MỤN - TÀN NHÀNG. tinh chất cây Chùm Ngây ban ngày bạn sẽ có làn da mịn màng hết mụn và ngăn ngừa mụn, nhăn da, sạm da.
Kem chùm ngây chiết xuất từ tinh chất cây chùm ngây (Moringa oleifera)

- Kem dưỡng da Mori A từ tinh chất Chùm ngây, Lô hội, Rau má.
- Dưỡng da đẹp tự nhiên, làn da trắng sáng mịn màng.
- Trị mụn, mặt nám, da bị sạm, khô, nhăn.
- Xóa bỏ các nếp nhăn, giúp da mềm mại.
- Giúp da trắng sáng mịn màng, chống lão hóa da, thích hợp mọi loại da.

Thành phần:
Tinh chất Moringa oleifera (cây Chùm ngây), Vitamin E, Rose volatile oil, dầu Olive, Beeswax, Methylparaben, Titanium diovide, Aloe vera (Lô hội), Centella asiatica (Rau má),.


Công dụng:

- Kem dưỡng phù hợp với mọi loại da.
- Giúp nuôi dưỡng làn da khô, màu tối, thiếu sức sống.
- Giúp trắng sáng, mịn màng, hồng hào tự nhiên, lỗ chân lông được se khít, làm đều tông màu da, chống viêm da.
- Khi thoa kem dưỡng da tinh chất Chùm ngây sẽ thấm sâu vào da, cho làn da có cảm giác da căng, mềm mại, mịn màng.

Cách dùng:
Sử dụng 2-3 lần trong ngày, tốt nhất vào buổi tối.
Sau khi rửa mặt sạch với gel rửa mặt tinh chất cây Chùm Ngây, bạn thoa một lớp kem mỏng lên mặt, xoa nhẹ cho kem thấm đều vào da, sáng hôm sau rửa mặt cho sạch với gel rửa mặt tinh chất Chùm Ngây.
Bảo quản: tránh nhiệt độ cao, ánh sáng trực tiếp. Đóng nắp sau khi sử dụng.

Liệu trình chăm sóc da mặt:
1. Dùng kem dưỡng da tinh chất Chùm Ngây thích hợp cho làn da khô và da nhờn. Giúp trị nám, da sạm, chống lão hóa da, dưỡng da đẹp tự nhiên, làn da trắng sáng mịn màng.
2. Dùng kem làm mờ NÁM - MỤN - TÀN NHÀNG tinh chất Chùm Ngây ban ngày bạn sẽ có làn da mịn màng hết mụn và ngăn ngừa mụn, nhăn da, sạm da.
3. Rửa mặt hằng ngày bằng Gel rửa mặt tinh chất Chùm Ngây giúp làm sạch da mặt, se khít lỗ chân lông, ngừa mụn, ngừa sạm da.

Chỉ sau 10 ngày sử dụng, bạn có thể cảm nhận sự khác biệt về làn da của mình.

Mori Phương Vy : Thương hiệu đã đăng ký độc quyền. Được quyền bảo hộ nghiên cứu và cấp phép lưu hành.
Sản xuất và phân phối độc quyền bởi :
CÔNG TY TNHH TMSX MORIA PHƯƠNG VY
105 Đường 16, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Trồng cây chùm ngây cho nhiều công dụng

Trồng cây chùm ngây cho nhiều công dụng

Trồng cây chùm ngây cho nhiều công dụng
Cay Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm.

Cách đây ít năm, ở Việt Nam mới rộ lên tin tức về cây chùm ngây. Họ cho đó là một trong những loài cây có ích nhất thế giới. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Mọi người đổ xô vào tìm hiểu thì mới biết trên thế giới, người ta đã ca ngợi cây chùm ngây từ rất lâu rồi.
 
Ở ta, cây chùm ngây có trong tự nhiên từ lâu đời. Tại vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) có nhà chỉ trồng nó làm hàng rào. Nay bà con mới biết tới các công dụng của nó. Huyện đã xây dựng một dự án để bảo tồn và phát triển cây chùm ngây. Họ dành tới 3.000m2 để làm vườn nhân giống.
 

Chùm ngây là loại cây thân gỗ. Nó có thể cao tới 5-6m, cây rất dễ trồng, dễ sống. Nó không kén đất, ít tốn phân. Ta có thể trồng quanh hàng rào, trồng ở những bãi đất trống, trồng dọc đường đi... Trồng khoảng 4-5 tháng là bắt đầu có thể thu lá. Lá bán rất đắt, 12.000 đồng/mớ.

Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai.
Lá chùm ngây có thể dùng như một loại rau.

Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3.
Chùm ngây có nguồn gốc ở vùng Nam Á và có lịch sử tới hơn 4.000 năm. Nó rất phổ biến ở châu Á và châu Phi. Trong hầu hết các bộ phận của cây đều chứa các chất mà con người cần như: Khoáng chất, vitamin, các axit amin, bêta-caroten, phenolics...

Hầu như chưa thấy loài sâu bọ nào phá hoại chúng. Nó chịu hạn rất giỏi. Vì vậy, có thể trồng nó trên cả các gò, đồi, các vùng đất xấu. Chỉ có điều, nó chịu úng kém. Sau 8 tháng là cây bắt đầu cho hoa. Hoa màu trắng, có hương thơm. Quả dài 25-30cm và có hình dáng giống với quả đậu cô ve.
 
Các quốc gia đang phát triển đã sử dụng cây chùm ngây (Moringa Oleifera) làm thực phẩm và làm thuốc. Nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng đã được trồng nhiều tại các quốc gia vùng nhiệt đới. Ở nước ta cây được trồng làm nọc trầu (làm trụ để trầu bám leo lên) ở Ninh Thuận, là nguồn thực phẩm chính của đồng bào Chăm và Raglay; Còn mọc hoang và trồng ở Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận ....

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về lá chùm ngây non ở miền Nam nước ta cho thấy trong 100g còn tươi có 6,35g chất đạm, 1,7g chất béo, 8g bột đường, 1,9g chất xơ, 3,75g chất khoáng (trong đó phosphor 50mg, kali 216mg, calci 122mg, magnesium 123mg, đồng 0,1mg, sắt 16mg, caroten 6.250 UI). Các sinh tố B1 0,2mg, B2 0,21mg, PP 2,25 mg và sinh tố C từ 110-220mg. Như vậy lá chùm ngây non là loại rau giàu dưỡng chất trong các loại rau.
Chùm ngây thuộc thân mộc, cao 5 – 10m. Lá 2-3 lần kép, dài 30 – 60cm hình lông chim, lá chét hình trứng mọc đối có 6 – 9 đôi. Hoa trắng có cuống giống hoa đậu ván mọc thành chùm ở nách lá, có lông tơ. Quả nang dài 30 – 40cm, ngang 3cm có 3 cạnh, chỗ có hột gồ lên, có khía rãnh dọc theo quả. Hột màu nâu đen, tròn có 3 cạnh đính 3 cánh lụa trắng mỏng, hạt lớn cỡ hột nhãn tiêu.

Những nghiên cứu khoa học về cây chùm ngây

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quí hiếm như Zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và Kaempferol.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: Vitamin C nhiều hơn trái cam 7 lần, nhiều hơn 4 lần calcium và 2 lần protein của sữa, hơn 4 lần vitamin A của cà rốt, hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Đa số các nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và Phi Châu… Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera họ chùm ngây (Moringaceae) đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hiệu quả hữu ích từ cây chùm ngây nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Cách sử dụng

  • Món lá chùm ngây trộn dầu dấm : Lá chùm ngây non vừa đủ dùng, rửa sạch tuốt lấy lá non, đọt non, bỏ cọng già. Trộn với dầu dấm, ít muối, tiêu, đường. Món sống này ăn rất ngon và không còn mùi hăng của lá. Hoặc thêm vào ít cà chua và hành tây. Hoặc các món khác như xào, luộc…
  • Các món canh chay: Canh bí ngô với bắp non bào nhỏ và đậu phọng sống (lạc) giã nát nấu cho chín, nêm nếm cho vừa ăn rồi bỏ lá chùm ngây non, đọt non đã rửa sạch vào trộn đều nhắc xuống ngay không để sôi thêm.
  • Các món canh mặn: Nấu với tôm, tép, cá trê, thịt nạc… Sau khi nêm nếm cho vừa ăn, dùng lá chùm ngây non, đọt non rửa sạch bỏ vào nồi canh khi nước đang sôi trộn đều rồi nhắc xuống ngay không để sôi thêm.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Cây chùm ngầy chữa trị bệnh gì ?

Cây chùm ngầy chữa trị bệnh gì được?

Những kinh nghiệm chữa bệnh từ cây chùm ngây (Moringa) được đúc kết từ thực tế
Cây chùm ngầy chữa trị bênh Moringa

Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay: Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì không có con.

Trị u xơ Tiền Liệt tuyến: Rễ chùm ngây tươi 100g + Lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80g (Hoặc rễ chùm ngây khô 30g + Lá Trinh nữ hoàng cung khô 20g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.

 Giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh: Mỗi ngày dùng 150g lá chùm ngây non, đọt non, cọng non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.
ngày dùng 150g lá chùm ngây non

Trị tăng Cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid. Làm giảm Acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: Mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.


 Lắng nước: Dùng 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già. Lấy hột giã nát quậy đều 5 phút với 3 lít nước đục vùng lũ lụt, nước đục ở ruộng, ao, hồ. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.


Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng cây chùm ngây

Rau sạch từ cây chùm ngây

Cây chùm ngây có tên khoa học Moringa oleifera, họ chùm ngây (Moringaceae). Chùm ngây là cây thân gỗ lớn, cây mọc ở các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, nhưng nhiều nhất là vùng đất cát khô hạn ven biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc,… Cây có lá 3 lần kép, màu xanh hơi mốc, không có lông. Hoa màu trắng.

Rau sạch từ cây chùm ngây

Toàn cay chum ngay cả rễ đều có thể dùng làm thuốc, hạt ép dầu làm dầu ăn.  Lá, hoa, trái, thân, vỏ, rễ của cây chứa chất khoáng, chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất khác. Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.

Lá chùm ngây non đem luộc ăn, có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhiều vitamin A, vitamin C, lợi tiểu nhẹ, trị sỏi thận, thấp khớp, cổ trướng, kích thích tim và tuần hoàn. Lá chùm ngây làm thuốc trị cảm sốt, ban sởi, suyễn. Trái chùm ngây có tác dụng làm tăng dục. Vỏ cây chùm ngây làm thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt, chống mệt mỏi.
Lá chùm ngây non đem luộc ăn


Cây ưa sáng, khí hậu nóng, ẩm; mọc hoang hay trồng (làm hàng rào, làm cọc cho dây tiêu, dây trầu bám vào bò lên) bằng cách giâm cành hay gieo hạt. Cây rụng lá vào mùa khô.

Vùng Ninh Thuận - Bình Thuận, cây chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốc Nam sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời. Lá làm rau sống và xào thịt trâu bò, có mùi thơm nồng rất đặc trưng. Ở Ấn Độ người ta dùng lá chùm ngây làm món rau thông dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Cách trồng cây chùm ngây

Cách trồng cây chùm ngây là sản phẩm thu hoạch được dùng như một loại rau cao cấp và dùng làm dươc liệu. Cây có thể cao khoảng 5- 10 mét. Dự tính Trung bình 10.000 m2( 1Hecta) Cần 5 kg Hạt.
Cách trồng cây chùm ngây


  1. Cây Moringa thích nắng, chịu khô hạn. Có thể tưới nước nhưng đừng để rễ cây bị úng nước.
  2. Trồng trong chậu khoảng 8 tuần trước khi đem trồng ngoài đất. Trồng cây cách nhau khoảng 2 - 3 mét.
  3. Sau vài ba ngày hạt giống sẽ nảy mầm. Đem hạt ra trồng vào chậu có lớp đất mỏng phủ lên trên.
  4. Lấy hạt ra rồi bỏ trong bao nylon. Đặt bao nylon vào chỗ ấm/nóng và tối để hạt nảy mầm. Đừng thêm nước vào bao nylon.
  5. Ngâm hạt trong nước lạnh 24 giờ.

Vì các chất dinh dưỡng cao nên hiện nay các cơ quan quốc tế như World Health Organization (WHO/Tổ chức Sức khỏe thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc) và nhiều cơ quan thiện nguyện đang khuyến khích và hỗ trợ việc trồng cây Moringa. Nếu được trồng nhiều ở các vùng đất khô cằn, nhiều nắng hạn và thiên tai ở nước ta, cây Moringa có thể giúp chống nạn thiếu dinh dưỡng của người dân ở những vùng xa vùng sâu. Còn ở thành phố, nó sẽ là loài rau sạch, không hóa chất.
Cách trồng cây chùm ngây moriga


Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là do kinh nghiệm trồng và tiêu thụ thương phẩm Moringa tại nước ta chưa có, nên khi trồng nhằm mục đích kinh doanh loại cây này bà con nông dân cần tìm hiểu kỹ và tốt nhất là nên được các nhà khoa học tư vấn trước khi trồng đại trà.
  • Năng suất: Năng suất tùy theo cách đầu tư trung bình thu hoạch đạt 0,5kg lá tươi/tháng/cây ( sau khi trồng 3 tháng).
  • Trồng thu hoạch Hạt: mật độ cây cách cây 1 – 1,5 m, hàng cách hàng 1 m
  • Trồng thu hoạch Rể (Làm thuốc xuất khẩu): mật độ cây cách cây 0,4m, hàng cách hàng 0,5 m.
  • Trồng thu hoạch Lá: Lá tươi Cây Moringa là một loại rau cao cấp mật độ cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1m để dễ đi lại chăm sóc, thu hoạch.

Chuẩn bị
Dùng bao nylon đựng cát, đất (2/3) + phân hữu cơ (1/3) đã trộn sẵn. Ngâm hạt chùm ngây với nước (02 sôi, 03 lạnh) trong 12h hoặc nước lạnh từ 12h. Sau đó:
Cách 1
Dùng cho người chưa có kinh nghiệm gieo trồng. Dùng ngón tay ấn vào giữa bao sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1-2 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, để trong mát, tưới nước cho ẩm.
Cách 2
Dùng cho người đã có kinh nghiệm gieo trồng. Lấy hạt đã ngâm nước bỏ trong tấm vải bao kín ( vải thoát được nước), đặt vào chỗ tối, ấm để hạt nảy mầm ( hằng ngày tưới thêm nước vào để giữ ẩm). Sau vài ba ngày hạt giống sẽ nảy mầm đem hạt ra trồng. Dùng ngón tay ấn vào giữa bao sâu bằng 2 đốt ngón tay, tưới nước vừa phải, để trong mát, tưới nước cho ẩm.
Lấy hạt đã ngâm nước cây chùm ngây

Sau 04 - 07 ngày hạt mọc lên, tiếp tục tưới nước hằng ngày và cắm 1 que tre cao 5 tấc cạnh cây chùm ngây con, cột dây (mục đích giữ cho cây không bị ngã trong quá trình tưới).
Sau 40 - 50 ngày cây cao từ 10 cm – 20 cm tiến hành trồng ngoài đất.
Bảng tính chi tiết: Diện tích và số lượng giống cần phải gieo trồng ( 01 hecta)
Quy cách trồng tùy theo nhu cầu: Thu hoạch lá, rể, hoa như phía trên.
Kỹ thuật trồng trọt
Moringa Oleifera là cây thích nắng, chịu khô hạn. Có thể tưới nước nhưng đừng để rễ cây bị úng nước.

Đất:
Hầu hết đều được bà con khai thác trống cây Chùm ngây như đất rừng cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí diệt cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất là: các loài cỏ dại, sâu rầy ….
Mật độ - khoảng cách trồng và bố trí cây trồng:
Tùy theo nhu cầu thu hoạch có thể trồng như sau: Chuẩn bị đất hoai trộn phân hoai, tro, trấu bón vào hố đào sẵn 30 x 30 cm sâu 40 cm.

Bón lón và đặt cây giống:
Trên đất cao, đồi trước khi đặt cây đào hố lớn hơn bầu ươm cây giống từ 4-5 cm. Bón lót phân chuồng khoảng (10 kg + 0.5 Super Lân)/50cây.
Trên đất thấp cần phải lên mô trước khi trồng, xới và rải phân quanh mô.
Chú ý: Cần phải cắm 1 que tre cạnh cây chùm ngây con, cột dây giữ cho cây không bị ngã trong quá trình tưới, gió gây gãy cây con vì thân cây chùm ngây rất mềm và rể chưa phát triển.

Bón phân thúc hàng năm:
Hiện nay chưa có thí nghiệm về bón phân cho cây Chùm ngây trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Theo kinh nghiệm tại Công ty chúng chúng tôi cho thấy:
Bón theo đợt: bón phân 3 lần/năm. Riêng phân chuồng thì chỉ bón 06 tháng/lần.
Ở năm đầu phân hóa học ( chẳng hạn Urê) được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân và gốc. Các năm sau rải phân chung quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngầm xuống đất.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: trong thời gian ngắn từ 3 – 6 tháng. Ngoài ra muốn nâng cao năng suất của cây cần bổ sung các vi lượng bàng cách tưới phun hoặc tưới các chế phẩm như HCP 301, Mymix … như vậy cây con sẽ tăng trưởng mạnh ở giai đoạn đầu. cho lá, hạt tốt ( Lá rất to).

Chuẩn bị cây giống cây chùm ngây:
Có nhiều cách khác nhau có thể trồng bằng hạt và bằng cách cắm cành xuống đất, nhưng cách tốt nhất trồng bằng hạt để cây con có rể vững chắc, ít tốn phân bón và công chăm sóc.
Các cây không cắt ngọn sau 8 tháng trồng đạt chiều cao 2,5m - 3,2m, đường kính thân đạt 2cm, cây được 7 cành.

Thời vụ trồng:
Cây Chùm ngây có thể trồng quanh năm vì cây Chùm ngây chịu khô hạn tốt. Ở những vùng thiếu nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5).


Giai đoạn kinh doanh:
Thu hoạch Lá: 3 – 6 tháng. Cây Moringa rất dễ trồng và chóng lớn có thể trồng chùm ngây xen kẽ dưới tán rừng, khi cây cao được 1,5 mét thì cắt cành, ngay chỗ cắt sẽ đâm ra nhiều tược, khi tược cao lại cắt ngang lúc đó cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân.
Thu hoạch Rể: năm thứ 2 trở đi.

Tưới nước:
Mặc dù Cây Chùm ngây chịu hạn rất tốt nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:
Cành mới hình thành ít, phát triển rất chậm.
Cành teo lại và chuyển sang màu vàng
Lá vàng, héo nhiều
Lá nhỏ
Việc tưới nước bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5. Tùy theo ẩm độ đất … mà nhịp độ tưới thay đổi từ 5 – 7 ngày/lần ( tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên).

Làm cỏ:
Trước mỗi đợt bón phân có thể dùng thuốc trừ cỏ hoặc dùng cách làm cỏ thủ công. Vì vậy, muốn bớt cỏ cần áo dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm …
Tủ gốc: Vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm nhất là các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước. Có thể tủ quanh gốc hay toàn bộ liếp.
Bảo vệ thực vật: Cây Chùm ngây hầu như “miễn dịch” với sâu bọ.
Nhìn chung thực tế Cây Chùm ngây là 01 cây tỷ lệ sâu bệnh không có đến 98%.
Bên cạnh đó, do việc không làm sạch cỏ phát sinh một số sâu bệnh phá hoại như:

Côn trùng:
- Kiến: Cắn, đục khoét làm hư Hạt giống, các cành non. Phòng trừ dùng Basudin ( Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đền cát 2/1000 rải đều quanh gốc hoặc những nơi chúng làm tổ. Khi tấn công vào các tổ kiến dùng Bi 58, Diazinon …
Sâu bệnh hại: thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Dùng các loại thuốc theo danh mục cho phép của Bộ y tế.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Người Ăn Chay sử dụng Cây Chùm ngây rất tốt

Người Ăn Chay sử dụng Cây Chùm ngây rất tốt

Cây Chùm ngây rất tốt cho người Ăn Chay vì nó chưa các hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Người Ăn Chay sử dụng Cây Chùm ngây rất tốt
  • Calcium 4 lần nhiều hơn sữa            
  • Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt  
  • Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam                                              
  • Chứa hơn 90 chất dinh dưỡng
  • Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Ya-ua
  • Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi 
  • Trị gần 300 bệnh khác nhau, Giàu chất Vitamin A, C, B1, B2, B3, Vitamin C, E, Calcium, Chất Sắt, Protein …
  • Chứa 46 chất chống Oxy hóa giúp là đẹp Da:
  • Chống Lão hoá
  • Bảo vệ Gan
  • Bảo vệ đường huyết
  • Giúp ổn định huyết áp
  • Giảm Lipid trong máu
  • Giảm Cholesterol
  • Giảm Acid Uric
  • Giảm Triglyceride ….

Và được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.
 
cây Chùm Ngây và những thực phẩm

Những hình ảnh minh họa dưới đây là bảng so sánh từ các nghiên cứu của các nhà khoa học giữa hàm lượng dinh dưỡng ưu việt của lá cây Chùm Ngây và những thực phẩm , những trái cây tiêu biểu thường dùng như Cam, Cà-rốt, Sữa, Cải Bó xôi, Yaourt, và chuối nếu so sánh trên cùng trọng lượng, Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp. Những chất dinh dưỡng cần thiết để gìn giữ sức khỏe con người , chống giảm nguy cơ từ những chứng bệnh suy thoái, chữa trị bách bệnh thông thường.
  • Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam  - Vitamin C tăng cường hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm.
  •  Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Ya-ua - Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ at-xit A-min, thông thường at-xit A-min chỉ có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những At-xít Amin cần thiết đó.
  • Calcium 4 lần nhiều hơn sữa - Calcium bồi bổ cho xương và răng, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương..
Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng

  • Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt - Vitamin A hoạt động như một tấm khiên chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim , đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và những chứng bệnh thông thường khác..
  • Potassium 3 lần nhiều hơn trái chuối - Potassium là chất cần thiết cho óc và hệ thần kinh .
  • Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi - Chất Sắt là một chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận trong cơ thể..

Moringa Oleifera Cây Chùm ngây - xào thịt bò,Trị u xơ tuyến tiền liệt, cảm sốt, ban sởi

Moringa Oleifera Cây Chùm ngây - xào thịt bò,Trị u xơ tuyến tiền liệt, cảm sốt, ban sởi

 Cây ưa sáng, khí hậu nóng, ẩm. Được mọc hoang hay trồng làm hàng rào, làm cọc cho Dây Tiêu, Dây Trầu bám vào bò lên, bằng cách giâm cành hay gieo hạt. Cây rụng lá vào mùa khô. Cây chùm ngây có tên khoa học Moringa oleifera, họ Chùm Ngây (Moringaceae).
Moringa Oleifera Cây Chùm ngây - xào thịt bò,Trị u xơ tuyến tiền liệt, cảm sốt, ban sởi


Lá Chùm Ngây xào thịt Trâu Bò:
Cây chùm ngây được sử dụng làm rau ăn, không những ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận… Ở Ấn Độ người ta dùng lá chùm ngây làm món rau thông dụng trong bửa ăn hằng ngày.
Lá non chùm ngây, xào thịt bò, thịt trâu hay luộc ăn cũng rất ngon, có mùi vị đặc trưng.
Cây chùm ngây rất dễ trồng và là cây chiến lược cho dân chúng làm rau xanh và làm thuốc. Con người ngày một đông, thuốc men về thực vật và rau xanh ngày càng khan hiếm, cây chùm ngây sẽ là cây rất quý để giải quyết cho bài toán này trong tương lai không xa./.

BÀI THUỐC TỪ CÂY CHÙM NGÂY:

1- Trị cảm sốt, ban sởi trẻ em và trị tiểu nhắt, viêm đường tiểu.
- Lá chùm ngây 1 nắm.
- Dây miểng bát 1 nắm.
- Cây cỏ mực 1 nắm.
- Cỏ mần chầu 1 nắm.
Tất cả xắt nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
BÀI THUỐC TỪ CÂY CHÙM NGÂY


2- Trị u xơ (phì đại) tuyến tiền liệt:
Bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa dòng, dòng tiểu bị giảm đột ngột.
 
Bài thuốc:
- Vỏ cây Chùm Ngây 1 nắm (50g).
- Dây Sống Chua (lá nấu canh chua, mọc nhiều ở Quảng Ngãi) 1 nắm.
Xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng.
Nấu nước uống hằng ngày. Liên tục 1 -2 tháng.
 
 Chùm ngây là cây đại mộc, có thể cao từ 5 - 10 m, cây mọc ở các tỉnh phía Nam, từ Đà Nẳng trở vào, nhưng nhiều nhất là vùng đất cát khô hạn ven biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc… cây có lá 3 lần kép, màu xanh hơi mốc, không có lông. Hoa trắng.
Cây chùm ngây còn non
Cây chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốc Nam sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Lá làm rau sống và xào thịt trâu bò, có mùi thơm nồng rất đặc trưng.
- Nước ép lá và rễ chùm ngây có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với tụ cầu vàng, Escherichia coli và Bacillus subtilus.
Cây chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốc Nam

- Hạt có chứa chất isotiocianat, có tác dụng chống nhiều vi khuẩn, vi nấm, trong đó có vi khuẩn trái rạ, toi gà… Hạt ép làm dầu ăn.
- Vỏ cây Chùm Ngây chứa chất alcaloid là benzylamin và B sitosterol làm phấn khích tim.
Toàn cây có chứa chất pterygospermin có tính kháng các vi khuẩn gam âm và gam dương và các vi khuẩn ưa acid.
Lá chùm ngây có chứa chất gôm (nhựa) và 2 alcaloid là moringin và moringinin làm phấn khích tim và các glucosid có nhóm nitril: Niazirin và niazirinin có tác dụng hạ huyết áp.
 
CÔNG DỤNG:
- Trong dân gian vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, cây chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốc Nam sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: Lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng calci và gấp 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
- Trái chùm ngây có tác dụng làm tăng dục.
- Vỏ cây Chùm Ngây làm thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt, chống mệt mỏi.
- Lá chùm ngây non đem luộc ăn, có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhiều vit A. vit C, lợi tiểu nhẹ, trị sỏi thận, thấp khớp, cổ trướng, kích thích tim và tuần hoàn. Lá chùm ngây làm thuốc trị cảm sốt, ban sởi, suyễn
 
Một số tài liệu lưu ý, phụ nữ có thai không nên dùng rễ chùm ngây, vì có thể gây trụy thai.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Rau từ lá cây Chùm Ngây nguồn dinh dưỡng dồi dào

Rau từ lá Cây chùm ngây nguồn dinh dưỡng dồi dào

Rau từ lá Cây chùm ngây là loại thực phẩm quý đối với sức khỏe chúng ta. Loại siêu thực phẩm moringa (từ cây moringa) có chứa vài ngàn lần loại dưỡng chất zeatin chống lão hóa mạnh mẽ so với bất kỳ loại cây nào khác. Có nhiều cách chế biến từ loại rau này. Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến đều rất tốt.
Rau từ lá Cây chùm ngây nguồn dinh dưỡng dồi dào


Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ Quốc Trung:
  • Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam          
  • Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt             
  • Calcium 4 lần nhiều hơn sữa                     
  • Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi                 
  • Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Ya-ua
  • Potassium 3 lần nhiều hơn trái chuối  

Cách dùng:
- Nấu Canh như Lá Rau Bồ ngót và các loại rau thơm thông thường
-Trộn dầu dấm như rau xà lách
-Nấu canh với nấm bào ngư hay thịt xay
-Làm sinh tố: 20g lá tươi xay chung với 2 muỗng cà phê đường, đá( số lượng có thể gia giảm tùy theo khẩu vị)

Rau lá Cây chùm ngây nấu tôm

Rau lá Cây chùm ngây nấu tôm :

Nguyên liệu
- Rau chùm ngây: 100g, lặt rau, rửa sạch.
- Tôm tươi: 200g lột vỏ, chẻ lưng, rút chỉ đen, băm nhỏ.
- Nước dùng:
500 ml.
- 2-3 cọng hành, băm nhuyễn.
- Hạt nêm: 1/2 muỗng canh

Cách làm
Hành phi vàng, cho tôm vào xào cùng cho thơm, sau đó đổ nước dùng vào. Đun lửa lớn cho nước sôi bùng lên, tra hạt nêm vừa ăn, thả rau chùm ngây vào, nấu thêm 1 phút rồi nhấc xuống. Dùng nóng.
Theo bếp trưởng Hà Quốc Hưng, nhà hàng Ớt Xanh, chuyên phục vụ món canh rau chùm ngây, đây là món ăn luôn được thực khách ưa chuộng. Rau chùm ngây thọat trông hơi giống rau bồ ngót, tuy nhiên lá rau chùm ngây mỏng và có màu xanh đậm hơn. Rau được dùng để nấu canh và trộn gỏi. Để nấu canh rau chùm ngây, chỉ cần một ít nước nấu sôi, tôm làm sạch, chẻ lưng rút bỏ chỉ đen. Dùng sóng dao đập mạnh lên từng con tôm, với động tác này khi cho vào nước sôi, thịt tôm sẽ nở bong lên và dai hơn. Sau khi cho tôm vào, đợi nước sôi vài dạo, tiếp tục cho lá chùm ngây vào, nêm nếm cho vừa ăn, nhắc nồi canh ra khỏi bếp, vậy là món canh rau chùm ngây đã hoàn tất. Điểm trong nền xanh thẫm của rau chùm ngây là những mảng tôm đỏ tươi trông thật bắt mắt. Hương thơm của canh cứ thoang thoảng, vị rau thơm và hơi ngậy. Tôm và rau chùm ngây có lẽ có duyên nợ với nhau, khi nấu hai vị tôm và rau bổ sung cho nhau để nước canh ngọt đậm đà nhưng vẫn thanh thoát.

Rau lá cây chùm ngây vừa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa là nguồn dược liệu khá đặc biệt, có tác dụng kích thích tiêu hóa. Lá cây chùm ngây có thể ăn tươi hoặc nấu canh. Canh chùm ngây có hương thơm và vị ngậy, ăn rất ngon ngọt. Rau có bán ở các siêu thị. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng loại rau này.
 Sự phong phú các tổ hợp dưỡng chất, amino axit, các chất chống oxi hóa, cũng như các đặc tính chống viêm và kháng sinh có trong lá cây moringa có thể ghi đầy cả một quyển sách. Nhưng có lẽ khám phá đáng giá nhất về lá cây moringa là ở chỗ chúng rất giàu zeatin.
Canh chùm ngây có hương thơm và vị ngậy, ăn rất ngon ngọt

 Zeatin là một loại trong số họ các hóc-môn thực vật gọi là cytokinin. Các cytokinin thúc đẩy sự phân chia và tăng trưởng tế bào, và trì hoãn sự lão hóa của tế bào. Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Rejuvenation Research cho thấy tác dụng duy trì tuổi thanh xuân không thể chối cãi của zeatin trên sự lão hóa của da người. Zeatin gần đây trở nên được chú ý ngày càng tăng bởi các đặc tính chống lão hóa mạnh mẽ của nó. Nó bảo vệ tế bào chống lại sự tàn phá của các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi tác động của áp lực (stress), giúp cho cơ thể thay thế các tế bào chết nhanh chóng hơn, và củng cố các tế bào sống... do đó làm chậm lại quá trình lão hóa. Không loại thực vật nào có nhiều zeatin như có ở cây moringa. Thực tế, moringa có nhiều hơn vài ngàn lần lượng zeatin có trong bất kỳ loại thực vật được biết đến nào khác.
Cơ thể con người có xấp xỉ 19 triệu tế bào da vào một thời điểm. Tuy nhiên, mỗi phút có khoảng 30000 tới 40000 tế bào da chết đi. Các tế bào da mới sẽ trồi lên các lớp da bên ngoài khi các tế bào da cũ bong ra và chết đi.

Với lượng zeatin chứa trong moringa, các tế bào da mới tăng trưởng nhanh hơn tốc độ chết đi của các tế bào da cũ. Điều này dẫn tới sự giảm thiểu đáng kể các vết nhăn trên mặt và trên các phần khác trên cơ thể, và cho một vẻ ngoài của da trông trẻ trung hơn
 
Đó là loại rau gì cho cuộc sống hằng ngày cho gia đình chúng ta: 

Như chúng ta đã biết cuộc sống tại các đô thị nước ta ngày nay đã ô nhiễm ảnh hưởng một phần không nhỏ trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người chúng ta. Khoa học, công nghệ thời đại đã đem nhiều lợi ích cho nhà nông nhưng cũng tạo ra không thiếu cơ hội để những nhà sản xuất, nhà phân phối vì lợi nhuận trước mắt mà sử dụng bừa bãi các chế phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Còn chưa muộn để chúng ta người tiêu dùng phải lựa chọn những thực phẩm thường dùng hằng ngày “rau sạch bổ dưỡng “ cho cuộc sống hàng ngày để tránh đưa vào cơ thể những hoá chất độc hại, những mầm bệnh.

Hiện nay nhu cầu cần thiết bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ em, bà mẹ sau khi sinh, người lớn tuổi và nhất là những người ăn chay trường là điều rất cần cần thiết nhất cho gia đình quý khách.

Với những công dụng đa dạng và hương vị độc đáo, Cây chùm ngây là loại rau sạch tuyệt vời cho bữa ăn, nhất là nấu canh với tôm.

Cây chùm ngây (moringa) có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý… Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trồng chùm ngây làm rau ăn.

Chùm ngây (moringa) có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý… Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trồng chùm ngây làm rau ăn.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, hơn sữa bốn lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt bốn lần vitamin A, hơn rau dấp cá ba lần chất sắt và hơn chuối ba lần chất kali. Trái và hạt cây moringa cũng ăn được, hạt cây có mùi vị như măng tây. Trong hoa và rễ cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường. Cây chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Trong chùm ngây còn có alpha-sitosterol cấu trúc giống oestrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Do đó phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây. Trong y học cổ truyền, người ta sử dụng chùm ngây để chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu…

Với những công dụng đa dạng và hương vị độc đáo, Cây chùm ngây là loại rau sạch tuyệt vời cho bữa ăn. Cây chùm ngây trồng khá dễ nên người ta cũng bắt đầu trồng vài Cây chùm ngây trong sân vườn để lấy rau làm thực phẩm. Một số siêu thị cũng cung cấp lá rau chùm ngây nhằm phục vụ khách mua về nấu canh hay trộn gỏi.

Cây Chùm ngây kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây Chùm ngây kỹ thuật trồng và chăm sóc hiệu quả

Cây chùm ngây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.

Cây Chùm ngây kỹ thuật trồng và chăm sóc hiệu quả

Cây chùm ngây, tên khoa học: Moringa oleifera L. thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này có 13 loài, nhưng loài phổ biến nhất là Chùm ngây hay (cải ngựa) và loài này có nhiều công dụng nhất. Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.

Công dụng

Cây chùm ngây rất giàu dinh dưỡng nhất là chất đạm, chất sắt, có chứa nhiều vitamin các loại.
Làm thực phẩm: Lá tươi chứa 6,35g% chất đạm, 1,7g% chất béo, 8g% chất bột đường, 1,9g% chất xơ và các chất khoáng khác (DS Phan Đức Bình)

Dược liệu: Thân, cành, vỏ, rễ chùm ngây đều có chứa moringinin trị các bệnh kháng sinh, kích thích tiêu hóa, kiết lỵ, phù nề, thấp khớp, huyết áp…

Khả năng làm sạch nước: Nghiền hột quấy đều trong nước sau 2 giờ thì nước trong dùng được, và còn nhiều công dụng khác.
Cây chùm ngây rất giàu dinh dưỡng nhất là chất đạm


Chế biến hạt giống Cây chùm ngây
Sau khi thu hái về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ, khi thấy trái đã có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ngoài nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm, sau khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các tạp chất và thu hạt để đưa vô dụng cụ bảo quản
Trồng đề làm rau xanh:
Nếu là mục đích trồng làm rau xanh cung cấp cho các cửa hàng siêu thị thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng trên 01m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.

Thời vụ trồng: Thông thường đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm là kết thúc. Không nên trồng quá trể, mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều.

Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại và thuận lợi cho đào hố. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.

Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.

Trồng để làm dược liệu
Nếu mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên trồng Cay chum ngay theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung khác thực hiện như trên. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 3 - 4 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.
Cay chum ngay theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m)


Kỹ thuật thu hái hạt giống
Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, độ tháng 02 hằng năm thì thu hái trái để làm giống. Nên lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 06 tuổi trở lên. Cần lưu ý trong thu hái, chọn trái đã già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh sang màu thẩm mốc, không lấy những trái đã nứt, hoặc có sâu đục hoặc bị bệnh nấm, không bẻ cả cành mà nên có dụng cụ thu hái để chọn những trái đạt yêu cầu và giữ lại những trái chưa đạt để thu tiếp.

 Chăm sóc, bảo vệ Cây chùm ngây
Giai đoạn đầu, cấm không cho gia súc, gia cầm vô khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Mùa khô, dọn sạch thực bì hạn chế bị cháy lan. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân cho cây.

Phân bố
Chùm ngây là loài cây có nguồn gốc từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ, nhưng nó cùng được trồng nhiều nơi như ở Đông Bắc và Tây Nam Châu Phi, bán đảo Ả Rập, Nam Á. Những vùng có lượng mưa thấp hằng năm. Chùm ngây có ở Việt Nam từ lâu đời, mọc hoang nhiều ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, cây phát triển phù hợp với độ cao dưới 700m. Ở An Giang, phát hiện cũng có mọc rãi rác một số nơi ở vùng Bảy Núi.

Đặc tính sinh thái
Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chình ánh sáng, phân cành cao, vỏ màu hơi xanh khi còn non, màu trắng mốc khi cây đã già, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, chịu được những nơi đất xấu cằn cổi.

Bảo quản hạt giống Cây chùm ngây
Là loại hạt có dầu nên công tác bảo quản đòi hỏi phải thực hiện tốt thì chất lượng giống mới đảm bảo. Sau khi loại bỏ các tạp chất và các hạt chất lượng xấu như hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu đục…Xong cho vào túi PE hàn kín để bảo quản lạnh ở nhiệt độ trung bình 100C. Chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ nẩy mầm cao trên 75% nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20-30%

Chăm sóc Cây chùm ngây con trong vườn:
Thường xuyên làm cỏ phá váng cho cây và phân loại để có biện pháp chăm sóc cây tốt và phát triển đều. Cây được khoảng 1- 2 tháng tuổi thì tháo dàn che, từ từ đưa cây ra nắng để thích nghi và mau hoá gỗ cứng cây trước khi đưa đi trồng. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 4-6 tháng mới đưa đi trồng.

Kỹ thuật gieo ươm giống Cây chùm ngây
Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước nóng ấm 2 sôi + 3 lạnh (gồm 2 ca nước sôi hòa đều với 3 ca nước lạnh) ngâm 12 giờ vớt ra cho vào túi vải, treo ráo nước sau 4 giờ thì rửa chua một lần. Khoảng 24 giờ sau thì hạt nứt nanh, đưa cấy vô túi bầu được chuẩn bị sẵn.
Túi bầu kích thước 9x12 cm được đục 4 lổ xung quanh túi bầu, cách đáy túi bầu khoảng 1,5 - 2cm. Thành phần ruột bầu gồm 60% đất pha cát, 30% xơ dừa hoặc tro trấu, rơm mục, 10% phân hữu cơ.
Che bóng bằng lưới chuyên dùng hoặc lá dừa. Giai đoạn đầu từ 50-60% ánh nắng, không chịu được nhiệt độ cao cây sẽ bị héo lá. Tưới nước: Ngày tưới 2 lần vào buổi sáng 8-9 giờ, buổi chiều 4-5 giờ, tưới vừa ướt túi bầu. Không tưới quá nhiều, cây sẽ bị thối rễ và chết.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Làm giàu từ Cây Chùm Ngây

Làm giàu từ Cây Chùm Ngây

Cây Chùm Ngây - Chị Phan Thị Tuyết Mai Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ Cây Chùm Ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...
Cây Chùm Ngây sau 6 tháng là thời gian bắt đầu thu hoạch chính
Khá phổ biến ở các nước trên thế giới, nhưng Cây Chùm Ngây (có tên khoa học là Moringa Oleifera) ít được chú ý tại Việt Nam. Đây lại là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu hấp dẫn cho chị Phan Thị Tuyết Mai, tổng giám đốc một công ty hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản ở TP HCM.

Một kg lá thu mua tại vườn khoảng 20.000 đồng, người trồng có thể mang về 2,5-3 triệu đồng một tháng trên diện tích 1.000 mét vuông. Trong khi đó, lá chùm ngây tươi bán bên ngoài thị trường có giá từ 70.000 đến 100.000 đồng một kg.

Cây Chùm Ngây là loại rễ củ dễ trồng, không đòi hỏi nhiều nước tưới, phù hợp thời tiết nắng, không kén đất và thu hoạch ngắn. Khi cây đâm rễ, đủ cứng cáp, bắt đầu đào lỗ trên đất trồng kích cỡ rộng và sâu gấp đôi chậu nhựa, ứng với mỗi lỗ đào cách nhau 1,5-2 mét. Cây Chùm Ngây 3 tháng tuổi bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn, sau 6 tháng cây cao 2 mét là thời gian  thu hoạch chính, trung bình cho từ 500 gram đến 900 gram lá tươi trên một cây mỗi tháng.

Từ nhỏ, chị Phan Thị Tuyết Mai gắn bó với Cây Chùm Ngây qua những lần nhìn thấy cha và ông bà của mình sử dụng cây này làm thuốc và chữa bệnh cho bà con hàng xóm. Với chị, ý tuởng ban đầu về Cây Chùm Ngây chỉ đơn giản là tặng hạt giống, hướng dẫn cách trồng trong những chuyến đi từ thiện, tặng nhà tình nghĩa, khám chữa bệnh cho hộ nông dân nghèo. Tuy nhiên, cứ 9 trong số 10 người được nhận giống lại đặt câu hỏi “Trồng chùm ngây liệu có ai thu mua không?” Từ câu chuyện thực tế này, chị Mai, xuất thân từ một kỹ sư hóa cũng là chủ doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản gần 27 năm, quyết định tìm đầu ra cho loại cây này với quy trình kiểm soát chặt, kép kín từ trang trại.

Vào tháng 4 năm 2011, công ty của chị cho ra mắt lần đầu loại trà chiết xuất từ lá chùm ngây. Sau khi tìm hiểu trên mạng, sách báo, tài liệu về chùm ngây, chị nhận thấy ở Mỹ có sản phẩm chùm ngây chủ yếu dạng thuốc viên, Ấn Độ làm thành bột hay nấu canh. Phillipines, Malaysia sử dụng chùm ngây để nấu cà ri, làm trà hoặc thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới bán với nhiều hình thức chế biến, chị Mai nghĩ phải tìm ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình mới mong tồn tại và sản xuất lâu bền. “Sau đó, tôi liên tục tìm kiếm ý tưởng, trực tiếp làm và nghiên cứu để tìm ra sản phẩm mà cả người già lẫn trẻ em đều ăn được”, chị tâm sự. Đến năm kế tiếp, công ty lần lượt cho ra đời mì gói, bánh cookie, cháo ăn liền, riêng mỹ phẩm được làm từ hạt Cây Chùm Ngây. Trong số khoảng hơn 20 loại sản phẩm, mì chính là dòng chủ lực.

Khi chuyển sang mục đích thương mại, chị Mai mạnh dạn lập công ty chuyên trồng và phát triển các sản phẩm từ Cây Chùm Ngây. Vào năm 2010, chị cải tạo trang trại 20ha  tại Đồng Nai, canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thực hiện theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) với mục tiêu đưa hàng hóa xuất ra nước ngoài. “Tôi chỉ là người dẫn đường về cách làm từ Cây Chùm Ngây để người tiêu dùng biết được ứng dụng của nó trong cuộc sống nhiều hơn chứ không đơn thuần là trị bệnh”, chị Mai nói.

Đây là một trong những công đoạn của quy trình sản xuất mì, là sự kết hợp giữa mì truyền thống và tinh chất lá từ Cây Chùm Ngây.


"Ngay trong năm 2012, nhờ kênh phân phối được thừa hưởng từ công ty thủy sản  và cũng đúng thời điểm đối tác có nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch nên tôi tranh thủ giới thiệu mì chiết xuất từ lá chùm ngây và họ có ý định hợp tác ngay”, chị Mai nhớ lại.

Hiện tại, trang trại của chị Mai có 2 kỹ sư phụ trách trồng trọt và 3 nhân viên, còn ở nhà máy có khoảng 10 người, phần lớn đều tự động hóa. Đầu năm nay, công ty mở một cửa hàng trưng bày sản phẩm chùm ngây ở quận Bình Thạnh, TP HCM để thực khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng thức. Chị cũng dự định tập huấn cho nông dân trồng chùm ngây vì cần mở rộng việc thu mua nguyên liệu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chị cùng cộng sự nghiên cứu xong dầu gội đầu, dầu tắm từ chùm ngây và có thể ra mắt trong năm nay.

Chị Mai chia sẻ, chỉ tính riêng chi phí đầu tư trang trại đã tốn hơn chục tỷ đồng, chưa kể các khoản đầu tư bao bì giấy sản phẩm theo hướng công nghệ xanh, xây dựng nhà xưởng… 2 năm đầu chịu lỗ, nhưng đến năm 2013 công ty huề vốn và có lãi. "Số tiền bỏ ra không hề nhỏ, nhưng vì xác định mục tiêu rõ ràng và bản thân rất yêu quý Cây Chùm Ngây nên tôi cứ cố gắng làm, dù thất bại cũng chấp nhận”, chị Mai trải lòng.

Sau đợt giao dịch đầu tiên, công ty đã nhận được đơn hàng liên tục với số lượng gấp nhiều lần so với trước đó. Chị Mai cho biết công ty vừa đóng mấy container mì xuất sang châu Âu trong tháng này, một container tương đương 3.300 thùng và mỗi thùng có 30 gói. Mới đây, khách hàng từ Thụy Điển đặt hàng trà và bánh cookie được xuất sang Nhật.

Để xuất thành công lô mì gói đầu tiên sang Đức, Đan Mạch, trong suốt 4 tháng, chị tiến hành kê khai các thông tin, nguyên liệu xuất xứ đầu vào, như bột mì lấy từ đâu, dùng loại dầu nào để chiên… và dịch ra một số ngôn ngữ Anh, Đức, Đan Mạch. Đây là cửa ải khó qua với doanh nghiệp Việt muốn đưa hàng vào châu Âu khi tuân thủ các yêu cầu kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. “Điều chúng tôi có được từ thương vụ này là có mối quan hệ với siêu thị hàng đầu ở châu Âu, nhưng quan trọng hơn hết là thương hiệu mì Việt chính thức có trên kệ tại thị trường khó tính này”, chị Mai chia sẻ.

Lá chùm ngây là thực phẩm chức năng quý dành cho bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng. Với người cao tuổi, uống nước từ chùm ngây thay trà mỗi ngày sẽ giúp an thần, ngủ sâu, kích thích tiêu hóa, giảm cholesterol, thanh nhiệt và giải độc.
Theo nguồn Trung tâm sức khỏe toàn cầu Johns Hopkins, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, Moringa có chứa 18 trên tổng số 22 axit amin cần thiết cho cơ thể.
Tiến sĩ Noel Vietmeyer, Viện khoa học hàn lâm quốc gia Mỹ cho rằng, mặc dù hiện nay còn khá ít người nghe về Moringa, nhưng loài cây này sẽ sớm trở thành một trong những cây có giá trị nhất thế giới, ít nhất là từ khía cạnh nhân đạo.
Mai Phương

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Cây chùm ngây giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh

Cây chùm ngây giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh

Ngoài việc dùng để trị các bệnh chùm ngây còn là thuốc ngừa thai, đường huyết; chữa tăng cholesterol,  giúp ổn định huyết áp,  suy nhược cơ thể, thần kinh,  u xơ tiền liệt tuyến...
Cây chùm ngây giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh

Tác dụng hữa bệnh của cây Chùm Ngây

Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào người Raglay dùng làm thuốc ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì không được dùng cây chùm ngây. Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.

Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Lương y Nguyễn Công Đức cho biết: chùm ngây được dùng chữa các bệnh như: trị u xơ tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày; trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
Tác dụng hữa bệnh của cây Chùm Ngây


Giá trị dinh dưỡng của Cây Chùm Ngây

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Giá trị dinh dưỡng của Cây Chùm Ngây

>>>>> Cây chùm ngây Moringa - công dụng và tác dụng Moringa

"cây thần diệu" Moringa - tức là cây chùm ngây, rất có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu.

Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM), chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới.
Thanh Tùng

Cậy Chùm Ngây nguồn cung cấp dinh dưỡng quý

Cậy Chùm Ngây nguồn cung cấp dinh dưỡng quý

Theo các nghiên cứu khoa học cho biết, rau chùm ngây là loại rau rất tốt cho sức khỏe, không những cung cấp dinh dưỡng mà còn có thể giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp và bảo vệ gan.
Cậy Chùm Ngây nguồn cung cấp dinh dưỡng quý


Thời gian qua trên nhiều phương tiện thông tin cũng đã cho biết ăn rau chùm ngây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn có thể giúp giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, bảo vệ gan, giảm suy nhược cơ thể, đặc biệt mấy bệnh nhân bị khớp, gút ăn rau này rất tốt cho cơ thể….Do có nhiều công dụng nên rau chùm ngây hiện đang được bán với giá rất cao từ 100.000đ – 150.000đ/kg mà vẫn không đủ nguồn cung.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa chùm ngây còn tươi chứa 1 lượng vitamin C cao gấp 7 lần lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng vitamin A có trong cà rốt; gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 3 lần lượng potassium của chuối…
“Cây thần diệu” – Moringa, tức cây chùm ngây có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu. Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa y học cổ truyền (ĐH Y Dược TP.HCM): chùm ngây được biết đến và dùng nhiều hơn ngàn năm ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ.

Bổ sung dinh dưỡng bằng Ăn lá cây Chùm Ngây

Bổ sung dinh dưỡng bằng Ăn lá cây Chùm Ngây

Chùm Ngây được biết đến và dùng nhiều hơn ngàn năm ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. “Cây thần diệu” – Moringa, tức cây Chùm Ngây có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm Ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu. Theo Lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên Khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược TPHCM):
Bổ sung dinh dưỡng bằng Ăn lá cây Chùm Ngây


Cây giống và rau Chùm Ngây có bán tại Trại giống cây trồng Tân Chánh Hiệp, số 107/41, Tân Chánh Hiệp 35, P.Tân Chánh Hiệp, Q12. TPHCM. ĐT: 0866.720.204 - TVKT: 0976.693.907. Lưu ý phụ nữ trong thời kỳ mang thai không dùng được.

Thời gian qua, trên nhiều phương tiện thông tin cũng đã cho biết ăn rau Chùm Ngây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn có thể giúp giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp... Do có nhiều công dụng nên rau Chùm Ngây hiện đang được bán với giá rất cao từ 100.000đ – 150.000đ/kg mà vẫn không đủ nguồn cung.

Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa Chùm Ngây còn tươi chứa một lượng Vitamin C cao gấp 7 lần lượng Vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng Vitamin A có trong cà rốt; gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 3 lần lượng potassium của chuối…

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Cây chùm ngây có phải là loại dược liệu quý ?

Cây chùm ngây có phải là loại dược liệu quý ? Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp Việt Nam

Cây chùm ngây có phải là loại dược liệu quý ?

>>>> > Cây chùm ngây Moringa - công dụng và tác dụng Moringa

Theo DS Trần Việt Hưng thì chùm ngây là một cây khá đặc biệt, tuy không thuộc họ Đậu nhưng lại cho quả có hình dáng tương tự như những cây trong họ đậu. Chùm ngây vừa là một cây thực phẩm đồng thời cũng là một nguồn dược liệu khá đặc biệt. Tại Việt Nam cây được trồng tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và cả tại đảo Phú quốc. Tên khoa học là Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ Moringaceae. Cây có thể mọc cao 5 đến 10m. Lá kép dài 30-60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12-20 mm hình trứng mọc đối có 6-9 đôi. Hoa trắng, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ.


Quả dạng nang treo, dài 25-30cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên; dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hòa Lan. Cây trổ hoa vào các tháng 1-2. Chùm ngây là cây có giá trị kinh tế cao, vừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm...

Dầu từ hạt để trị phong thấp. Tại Pakistan lá giã nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai... Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, thống phong (gout), sưng gan và lá lách. Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng. Tại Trung Mỹ hạt chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán. Tại Việt Nam, rễ chùm ngây được dùng để giúp lưu thông máu huyết, giúp dễ tiêu hóa, có tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục.

Hạt có tác dụng làm giảm đau. Nhựa từ thân cũng có tác dụng làm dịu đau. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống: 5gram/kg trọng lượng cơ thể. Không nên dùng rễ chùm ngây cho phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai.

Chùm ngây là một trong những cây thuốc rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau dạ dày, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ; trị kinh phong; trị đau quanh cổ; trị tiểu ra máu; trị bệnh tả hoa, dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm yếu, gây nôn và đau bụng khi có kinh.

Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ. Có thể dùng hạt chùm ngây để lọc nước. Dùng hạt chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt. Phương pháp lọc này rất có ích tại các vùng nông thôn của các nước nghèo.

Chùm ngây còn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân. Nghiên cứu tại Ấn Độ thấy rễ chùm ngây có tác dụng ngừa thai. Hạt chùm ngây có hoạt tính kháng sinh, có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn và nấm. Hoạt tính cũa rễ chùm ngây trên sỏi thận loại oxalate đã được chứng minh tại Ấn Độ.
 
Bây giờ bạn đã hiểu rõ về cây chùm ngây rồi nhé.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp Việt Nam