Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Cây chùm ngây giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh

Cây chùm ngây giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh

Ngoài việc dùng để trị các bệnh chùm ngây còn là thuốc ngừa thai, đường huyết; chữa tăng cholesterol,  giúp ổn định huyết áp,  suy nhược cơ thể, thần kinh,  u xơ tiền liệt tuyến...
Cây chùm ngây giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh

Tác dụng hữa bệnh của cây Chùm Ngây

Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào người Raglay dùng làm thuốc ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì không được dùng cây chùm ngây. Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.

Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Lương y Nguyễn Công Đức cho biết: chùm ngây được dùng chữa các bệnh như: trị u xơ tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày; trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
Tác dụng hữa bệnh của cây Chùm Ngây


Giá trị dinh dưỡng của Cây Chùm Ngây

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Giá trị dinh dưỡng của Cây Chùm Ngây

>>>>> Cây chùm ngây Moringa - công dụng và tác dụng Moringa

"cây thần diệu" Moringa - tức là cây chùm ngây, rất có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu.

Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM), chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới.
Thanh Tùng

Cậy Chùm Ngây nguồn cung cấp dinh dưỡng quý

Cậy Chùm Ngây nguồn cung cấp dinh dưỡng quý

Theo các nghiên cứu khoa học cho biết, rau chùm ngây là loại rau rất tốt cho sức khỏe, không những cung cấp dinh dưỡng mà còn có thể giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp và bảo vệ gan.
Cậy Chùm Ngây nguồn cung cấp dinh dưỡng quý


Thời gian qua trên nhiều phương tiện thông tin cũng đã cho biết ăn rau chùm ngây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn có thể giúp giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, bảo vệ gan, giảm suy nhược cơ thể, đặc biệt mấy bệnh nhân bị khớp, gút ăn rau này rất tốt cho cơ thể….Do có nhiều công dụng nên rau chùm ngây hiện đang được bán với giá rất cao từ 100.000đ – 150.000đ/kg mà vẫn không đủ nguồn cung.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa chùm ngây còn tươi chứa 1 lượng vitamin C cao gấp 7 lần lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng vitamin A có trong cà rốt; gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 3 lần lượng potassium của chuối…
“Cây thần diệu” – Moringa, tức cây chùm ngây có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu. Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa y học cổ truyền (ĐH Y Dược TP.HCM): chùm ngây được biết đến và dùng nhiều hơn ngàn năm ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ.

Bổ sung dinh dưỡng bằng Ăn lá cây Chùm Ngây

Bổ sung dinh dưỡng bằng Ăn lá cây Chùm Ngây

Chùm Ngây được biết đến và dùng nhiều hơn ngàn năm ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. “Cây thần diệu” – Moringa, tức cây Chùm Ngây có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm Ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu. Theo Lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên Khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược TPHCM):
Bổ sung dinh dưỡng bằng Ăn lá cây Chùm Ngây


Cây giống và rau Chùm Ngây có bán tại Trại giống cây trồng Tân Chánh Hiệp, số 107/41, Tân Chánh Hiệp 35, P.Tân Chánh Hiệp, Q12. TPHCM. ĐT: 0866.720.204 - TVKT: 0976.693.907. Lưu ý phụ nữ trong thời kỳ mang thai không dùng được.

Thời gian qua, trên nhiều phương tiện thông tin cũng đã cho biết ăn rau Chùm Ngây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn có thể giúp giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp... Do có nhiều công dụng nên rau Chùm Ngây hiện đang được bán với giá rất cao từ 100.000đ – 150.000đ/kg mà vẫn không đủ nguồn cung.

Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa Chùm Ngây còn tươi chứa một lượng Vitamin C cao gấp 7 lần lượng Vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng Vitamin A có trong cà rốt; gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 3 lần lượng potassium của chuối…

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Cây chùm ngây có phải là loại dược liệu quý ?

Cây chùm ngây có phải là loại dược liệu quý ? Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp Việt Nam

Cây chùm ngây có phải là loại dược liệu quý ?

>>>> > Cây chùm ngây Moringa - công dụng và tác dụng Moringa

Theo DS Trần Việt Hưng thì chùm ngây là một cây khá đặc biệt, tuy không thuộc họ Đậu nhưng lại cho quả có hình dáng tương tự như những cây trong họ đậu. Chùm ngây vừa là một cây thực phẩm đồng thời cũng là một nguồn dược liệu khá đặc biệt. Tại Việt Nam cây được trồng tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và cả tại đảo Phú quốc. Tên khoa học là Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ Moringaceae. Cây có thể mọc cao 5 đến 10m. Lá kép dài 30-60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12-20 mm hình trứng mọc đối có 6-9 đôi. Hoa trắng, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ.


Quả dạng nang treo, dài 25-30cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên; dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hòa Lan. Cây trổ hoa vào các tháng 1-2. Chùm ngây là cây có giá trị kinh tế cao, vừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm...

Dầu từ hạt để trị phong thấp. Tại Pakistan lá giã nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai... Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, thống phong (gout), sưng gan và lá lách. Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng. Tại Trung Mỹ hạt chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán. Tại Việt Nam, rễ chùm ngây được dùng để giúp lưu thông máu huyết, giúp dễ tiêu hóa, có tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục.

Hạt có tác dụng làm giảm đau. Nhựa từ thân cũng có tác dụng làm dịu đau. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống: 5gram/kg trọng lượng cơ thể. Không nên dùng rễ chùm ngây cho phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai.

Chùm ngây là một trong những cây thuốc rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau dạ dày, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ; trị kinh phong; trị đau quanh cổ; trị tiểu ra máu; trị bệnh tả hoa, dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm yếu, gây nôn và đau bụng khi có kinh.

Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ. Có thể dùng hạt chùm ngây để lọc nước. Dùng hạt chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt. Phương pháp lọc này rất có ích tại các vùng nông thôn của các nước nghèo.

Chùm ngây còn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân. Nghiên cứu tại Ấn Độ thấy rễ chùm ngây có tác dụng ngừa thai. Hạt chùm ngây có hoạt tính kháng sinh, có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn và nấm. Hoạt tính cũa rễ chùm ngây trên sỏi thận loại oxalate đã được chứng minh tại Ấn Độ.
 
Bây giờ bạn đã hiểu rõ về cây chùm ngây rồi nhé.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp Việt Nam

Cây Chùm Ngây trồng với quy mô công nghiệp

Cây Chùm Ngây trồng với quy mô công nghiệp vùng Bảy Núi


Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4-/2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.
Cây Chùm Ngây trồng với quy mô công nghiệp
Cây Chùm Ngây trồng với quy mô công nghiệp

Cây Chùm Ngây Tạo thu nhập ổn định cho người dân


Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình trồng và sưu tầm nguồn giống cây chùm ngây đã được triển khai trên diện tích 3 héc-ta tại 3 hộ dân: Dương Hữu Nhơn, xã Châu Lăng (núi Cấm); Danh Lũy, thị trấn Tri Tôn (núi Tà Pạ, Cô Tô); Nguyễn Văn Dân, xã Châu Lăng (núi Nam Quy).

Xây dựng vườn ươm trong nhà lưới 1.000m2 và ngoài trời 2.000m2 và đã cung cấp 100.000 cây giống cho 20 nông dân trong huyện. Đồng thời còn cung cấp 20kg hạt giống và cây giống cho một số hộ ngoài tỉnh: Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang...

Ngoài ra, tập huấn và chuyển giao các quy trình nhân giống, sản xuất, thu hoạch và sơ chế dược liệu cho 200 nông dân; thành lập các tổ liên kết sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch vùng sản xuất và nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ nông dân ở vùng Bảy Núi.

Với 3 mô hình này nếu được chăm sóc và tiêu thụ tốt thì 3 dự án sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể sẽ thu tới 187.500.000 đồng/3 mô hình/tháng. Nếu tính trừ chi phí, lợi nhuận ròng ít nhất tại 1 mô hình tham gia trồng cây chùm ngây trong các tháng mùa mưa là 1.8000.000 đồng/ha/tháng, như vậy người nông dân sẽ có thu nhập ổn định.
Cây Chùm Ngây Tạo thu nhập ổn định cho người dân


Bên cạnh đó, với phương pháp thu hoạch rễ bền vững bán làm thuốc chữa bệnh ung bướu như hiện nay thì người nông dân chắc chắn sẽ có thêm thu nhập ổn định quanh năm.

Với việc triển khai thành công này, dự án đã tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân vùng Bảy Núi, góp phần bảo tồn được cây dược liệu quý.

Ngoài ra, dự án góp phần cải thiện môi trường do nông dân trồng xen canh với cây lâm nghiệp. Khi chăm sóc cho cây chùm ngây, cây ăn quả và cây lâm nghiệp khác cũng được chăm sóc và giữ gìn. Hơn nữa cây chùm ngây cũng không chiếm diện tích trồng của các loại cây trồng khác.

Thạc sĩ Trần Văn Mì chia sẻ, vấn đề khó khăn nhất làm cản trở khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình phát triển cây chùm ngây là vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

“Phong trào trồng chùm ngây đang phát triển mạnh, hứa hẹn triển vọng cho người dân nghèo Bảy Núi. Vấn đề là cần quy hoạch và sự phối hợp tốt của chính quyền, nhà khoa học và các công ty giúp người dân phát triển cây chùm ngây bền vững để xóa nghèo”, nhóm dự án chia sẻ.

Để triển khai việc nhân rộng mô hình nói trên, hiện phòng NN&PTNN huyện Tri Ôn đang tiếp tục xây dựng mô hình điểm tại các xã miền núi còn lại của hai huyện Tri Ôn và Trịnh Biên và xây dựng các tổ chức liên kết sản xuất; Tăng cường mời gọi các doanh nghiệp, tham gia đầu tư và thu mua sản phẩm.

Cụ thể, tình hình tiêu thụ lá chùm ngây hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về bảo quản lá tươi lúc vận chuyển, tình trạng khan hiếm lá vào mùa khô và do người sử dụng chưa biết nhiều nên các năm qua còn hạn chế.
rong khi các công ty xin đầu tư trồng và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu này vẫn chưa cho ra đời các sản phẩm dược từ cây chùm ngây như các loại cây khác dưới dạng viên nhộng, thuốc gói dạng bột,…

Cây Chùm Ngây Nguồn dược liệu quý


Theo kết quả nghiên cứu do Bộ Y tế công bố, cây chùm ngây (tên khoa học là Moringa Oleifera) chứa lượng vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, calcium gấp 4 lần sữa, chất sắt gấp 3 lần so với cải bó xôi, lượng vitamin C gấp 7 lần so với cam, kali gấp 3 lần chuối và chất đạm nhiều gấp 2 lần sữa chua.

Đặc biệt là lá chùm ngây rất giàu dinh dưỡng dành cho bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng. Hiện loại cây này đang được nhiều quốc gia trồng và sử dụng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng, trong đó có Việt Nam.
Cây Chùm Ngây Nguồn dược liệu quý


Tại hội thảo quốc tế về cây chùm ngây do trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh tổ chức cuối năm 2012, các nhà khoa học, chuyên gia về dinh dưỡng học, dược học đều khẳng định, giá trị dinh dưỡng của lá cây chùm ngây rất cao rất có lợi cho con người.

Hơn nữa rễ cây chùm ngây còn có khả năng trị được bệnh ung thư ở người và đề nghị các công ty dược và các nhà dinh dưỡng học tiếp tục nghiên cứu, sớm ra đời các sản phẩm thông dụng từ cây chùm ngây.

“Trên cơ sở có được về đất đai, điều kiện tự nhiên và có một số công ty tham gia chúng tôi đã đề xuất với Bộ KH&CN thực hiện Dự án với mục tiêu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bảy Núi, tạo vùng nguyên liệu chuyên canh cây dược liệu góp phần phát triển nông nghiệp và du lịch tại địa phương”, Thạc sĩ Ngô Thành Hoàng, thành viên dự án cho biết.

Được biết, hiện cũng đã có nhiều đơn vị xin đầu tư trồng và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu vùng Bảy Núi tại UBND huyện Tri Ôn.

Nhằm vào lợi thế sẵn có và lợi ích của cây chùm ngây này mà tình trạng khai thác dược liệu ở đây diễn ra phức tạp. Không chỉ người dân ở trong vùng mà nhiều người dân ở nơi khác cũng đến khai thác bữa bãi dẫn đến dược nguồn liệu của vùng Bảy Núi đang đứng trước nguy cơ bị tận diệt nếu không có sự quản lý hợp lý.
Theo điều tra sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tri Ôn – An Giang thì hiện nay trên các núi thuộc quần thể Thất Sơn có khoảng 20 cây chùm ngây cổ thụ và khoảng vài héc-ta cây chùm ngây còn nhỏ.

Cây chùm ngây dược thảo của Philippines

  

Cây chùm ngây dược thảo của Philippines xem như thần dược


Cây chùm ngây vượt xa những loại thảo dược khác thường có tác dụng đối với một số bệnh lý hạn chế, chùm ngây được cho là loại cây có vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người và chỉ chứa một số hoạt chất nhất định.

>>>>>> Cây chùm ngây Moringa - công dụng và tác dụng Moringa

Thì có một loại thảo dược thiên nhiên được mệnh danh là “tiên đơn trường xuân”, rất dễ trồng ở khắp nơi trên thế giới lại bị bỏ quên.. Trong khi các quý ông, quý bà bỏ nhiều công sức, tiền bạc để tìm kiếm các loại thần dược phòng the quý hiếm, đắt đỏ như tinh hoàn hải cẩu, sừng tê giác, đông trùng hạ thảo…

Đó là cây chùm ngây, có tên khoa học là Moringa oleifera (M. Pterygosperma). Loại thảo mộc này vốn là thức uống tăng cường sinh lực truyền thống cho cả nam lẫn nữ của người dân Philippines. Điều đặc biệt là ngoài tác dụng phòng the, thì toàn bộ các phần trên thân cây đều có thể dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
Cây chùm ngây cứu loài người?

chùm ngây có giá trị hết sức to lớn về dinh dưỡng và chữa bệnh, lại là cây dễ trồng, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng nên Tổ chức Lương - Nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gọi chùm ngây là cây cứu loài người trong thế kỷ 21; đặc biệt là cây của thế giới thứ ba, cây của người nghèo trên toàn thế giới. TS Albert Sanchez, nhà Khoa học Mỹ có nhiều đóng góp trong việc chữa trị ung thư bằng các sản phẩm tự nhiên, đồng thời là nhà sáng lập tổ chức Giải cứu hành tinh (Saving the Planet Foudation) hết sức tin tưởng vào cây chùm ngây.


Ông cho biết: “Nếu chúng ta quảng bá cho mọi người biết về lợi ích của cây chùm ngây, chúng ta có thể cứu được cả thế giới thoát ra đói khát… Nếu mọi người dùng cây chùm ngây hàng ngày sẽ góp phần bảo vệ họ trước các bệnh hiểm nghèo”.

Cây Chùm Ngây“Tiên đơn” ngay cạnh chúng ta

Nhận thức được giá trị của chùm ngây, nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực trong việc sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Hiện đang có chương trình khuyến khích trồng chùm ngây ở 80 quốc gia trên toàn thế giới. Loài thảo dược này phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới và may mắn, Việt Nam chúng ta có lợi thế này.

Ở nước ta, cây chùm ngây từ lâu đã được trồng làm nọc trầu (làm trụ để trầu bám leo lên) tại khu vực Ninh Thuận, là nguồn thực phẩm chính của đồng bào Chăm và Raglay; mọc hoang và trồng làm rau ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang và đảo Phú Quốc. Nhìn chung, phần lớn người dân Việt Nam mới chỉ biết tới chùm ngây như một loại cây mọc hoang chứ chưa biết được hết công dụng hữu hiệu mà nó mang lại, nhất là với đời sống gối chăn.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân thì trong thời gian du học tại Philippines năm 1961, ông đã thấy món canh chùm ngây (người Philippines gọi là malunggay) được dùng phổ biến trong các bữa ăn của nhà ăn ký túc xá, trong nhà trẻ, trường mẫu giáo. chùm ngây được người Philippines chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và góp phần nâng cao sức khỏe người dân nhờ vào nguồn dinh dưỡng có trong lá và trái.

Đối với việc hỗ trợ đời sống phòng the thì sử dụng chiết xuất từ lá, hạt chùm ngây là tốt nhất. Tuy nhiên, một phương pháp “mưa dầm thấm lâu” vừa dễ chế biến lại vừa dễ sử dụng là dùng lá chùm ngây nấu canh. Có thể nấu các món canh mặn với tôm, tép, cá trê, thịt nạc… bằng cách sau khi nêm nếm cho vừa ăn thì dùng lá chùm ngây non, đọt non rửa sạch bỏ vào khi nước đang sôi rồi ngừng lửa ngay.

Cây chùm ngây rất dễ trồng, có thể trồng vừa làm hàng rào, vừa làm rau ăn, có thể trồng trong chậu để khai thác lá, trồng quy mô lớn để lấy nguyên liệu chế biến. Có thể trồng thành vườn rừng hoặc nông-lâm kết hợp, hoặc trồng xen, trồng thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn đất và cải tạo đất. Có ba phương pháp trồng: gieo hạt trồng trực tiếp, trồng cây từ hạt và trồng bằng hom. chùm ngây rất dễ tính, có thể phát triển ở nhiều chân đất mà không cần bón phân. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh không để đọng nước, nếu không cây sẽ chết. Ngoài ra, phải làm sạch cỏ và để có năng suất cao cũng nên bón phân, nên bón phân chuồng đã hoai khi trồng để bộ rễ phát triển nhanh. Tháng đầu tiên, nếu đất không đủ độ ẩm, phải tưới cho rễ cây phát triển.
trà Cây chùm ngây


Ông Trương Văn Hộ, kỹ sư Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam là người đầu tiên nghiên cứu chùm ngây tại nhà sau khi có 9 hạt giống được một người bạn mang về từ Philippines tặng. Ông cho biết: “Ở miền Bắc có gió mùa đông bắc nên thời vụ gieo trồng chùm ngây thích hợp là vào cuối mùa xuân, bắt đầu mùa hè, khi nhiệt độ cao dần đạt 25 độ C.
Cây chùm ngây được sử dụng như một loại rau. Lá và cành non nấu canh, hương vị tương tự rau ngót Việt Nam. Lá non có thể ăn sống. Quả non nấu ăn tương tự đậu ăn quả. Hoa cũng dùng làm món ăn. Hạt già rang chín dùng làm món khai vị. Rễ có thể dùng làm thuốc. Thân cây có nơi dùng làm giàn leo cho hồ tiêu hoặc vani”. Với đặc điểm dễ trồng, dễ chăm và công dụng tuyệt vời như vậy thì không có lý do gì để chúng ta bỏ phí loại “tiên đơn trường xuân” này.

“Cây Chùm Ngây Thần dược phòng the” cho cả hai giới

Vượt xa những loại thảo dược khác thường chỉ chứa một số hoạt chất nhất định và có tác dụng đối với một số bệnh lý hạn chế, chùm ngây được cho là loại cây hữu dụng bậc nhất thế giới với vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người. Nó là loài thực vật giàu vitamin nhất trong thiên nhiên với các loại vitamin A, B1, B2, B3, B6, B7, C, D, E và K… Các bộ phận của cây đều chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Ngoài ra, trong chùm ngây còn có một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid, kaempferol.... Trong lịch sử y thuật dân gian, chùm ngây được dùng từ hàng nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ấn Độ, Ý. Tại Ấn Độ, nó được dùng để chữa trị hơn 300 loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đại chỉ thực sự biết đến và tiến hành nghiên cứu loài cây này qua thức uống truyền thống của người Philipines – trà chùm ngây.

Đối với người dân Philippines thì chùm ngây giống như một loại thực phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Người ta sử dụng món canh chùm ngây, uống trà chùm ngây để tăng cường sinh lực và đặc biệt là dùng chiết xuất từ lá, hạt chùm ngây để trị chứng bất lực ở đàn ông, tăng cường khả năng ham muốn ở phụ nữ. Thậm chí, người dân nước này còn tôn vinh chùm ngây là “tiên đơn trường xuân” bởi tác dụng trong việc chống lão hóa và bệnh tật.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí thần kinh học của Mỹ năm 2012 thì quan niệm chùm ngây có tác dụng điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nam giới trong y học dân gian hoàn toàn có cơ sở. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột đực wistar có trọng lượng từ 200-250g. Những con chuột này được uống chiết xuất từ lá chùm ngây trong vòng 14 ngày với liều lượng tăng dần từ 10, 50 đến 250 mg mỗi ngày, mỗi lần là 30 phút trước khi tiếp xúc với chuột cái. Sau khi uống chiết xuất từ lá chùm ngây, những con chuột đực thí nghiệm được đánh giá là có hành vi tình dục mạnh mẽ hơn, thời gian xuất tinh lâu hơn. Nghiên cứu thêm cơ chế tác động lên chuột, các nhà khoa học xác định, chiết xuất từ chùm ngây có thể làm tăng cường ham muốn tình dục và hiệu suất quan hệ ở nam giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết vẫn đang tiếp tục những nghiên cứu khác để củng cố kết quả này.

Trong những nghiên cứu chung về chùm ngây khác, các nhà khoa học cũng cho biết rằng những hoạt chất có trong lá của loài cây này có thể giúp nâng cao số lượng và chất lượng tinh trùng nam giới. Lá chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin D, vitamin A, vitamin C, protein và 46 chất chống oxy hóa.

Theo đó, những người đàn ông có nồng độ vitamin D ít nhất 30 nanogram/ml máu cho thấy nồng độ testosterone cao hơn đáng kể so với nam giới có mức vitamin D thấp hơn. Testosterone là kích thích tố tình dục quan trọng nhất. Ở nam giới, nó chủ yếu chịu trách nhiệm về sự phát triển của cơ quan sinh dục, sự hình thành và duy trì các đặc điểm giới tính nam điển hình, sản xuất tinh trùng, kiểm soát ham muốn. Cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin D có tác dụng tích cực đối với việc đảm bảo mức độ testosterone.

Như vậy, chiết xuất từ lá chùm ngây có tác dụng tăng mức testosterone trong huyết thanh và tinh hoàn, tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục nam và kích thích hệ thống thần kinh để tăng cường ham muốn tình dục. Đối với nữ giới, tuy chưa có nghiên cứu khoa học nào về việc chùm ngây giúp tăng cường khả năng tình dục nhưng những người phụ nữ sử dụng loài thảo mộc này trong thời gian dài đều khẳng định rằng, họ có sự thay đổi đáng kể trong đời sống gối chăn. Thật ra, chỉ cần nhìn vào thành phần dinh dưỡng của chùm ngây với rất nhiều khoáng chất và vitamin hữu ích cho việc chống lão hóa, bồi bổ cơ thể cũng đủ thấy phụ nữ sẽ được hưởng lợi những gì khi sử dụng chúng.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Chữa bệnh bằng cây chùm ngây Moringa

  

Chia sẻ cho mọi người về cách Chữa bệnh bằng cây chùm ngây Moringa

Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay: Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lân trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì không có con.

Trị Chứng tăng Cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid. Làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: 
Mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.
Giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh: 
Mỗi ngày dùng 150g lá chùm ngây non, đọt non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nược sạch vắt lấy nước cốt (Hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị u xơ Tiền liệt tuyến: 
Rễ chùm ngây tươi 100g, lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80g (Hoặc rễ chùm ngây khô 30g, Lá Trinh nữ hoàng cung khô 20g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.
Lắng nước:  Lấy hột giã nát quậy đều 5 phút với 3 lít nước đục vùng lũ lụt, nước đục ở ruộng, ao, hồ. Dùng 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được. 
Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng cây chùm ngây.
Trị u xơ tiền liệt tuyến
(Bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa dòng, dòng tiểu bị giảm đột ngột) Bài thuốc 1:
-Bài thuốc 2: Dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.Vỏ cây chùm ngây 50g -Dây Sống chua (Lá nấu canh chua, mọc nhiều ở Quảng ngãi)50g Xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Nấu nước uống hằng ngày. Liên tục 1-2 tháng.

Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan
Mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.
Lắng nước, lọc nước
Lấy hột giã nát quậy đều 5 phút với 3 lít nước đục vùng lũ lụt, nước đục ở ruộng, ao, hồ. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được. Dùng 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già.

Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate
Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

Chữa phụ nữ sinh xong, đau dạ con
Sắc với 250ml nước , còn 150ml nước thuốc , chia làm 2 lần. Uống lúc đói . Rễ cây chùm ngây 100g rửa sạch, thái mỏng, phơi khô sao vàng, hạ thổ.

Dưỡng da
Tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp . Cách dùng đơn giản: các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (kinh nghiệm) ( lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút )

>>>> Kem chùm ngây Mỹ phẩm chùm ngây Moria Phương Vi

Kem chùm ngây Mỹ phẩm chùm ngây Moria Phương Vi

Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay

Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì không có con. Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lân trong ngày.

Trong khi các thông tin từ nước ngoài đã nghiên cứu và chỉ ra rằng lá chùm ngây rất tốt cho bà bầu và trẻ em với 100gr/ngày. Hiện tại ở Việt Nam có 1 số tin không hay về cây chùm ngây cho bà bầu ăn bị sảy thai vấn đề này chưa được các cơ quan nghiên cứu triệt để vậy nên chúng ta vẫn cần thận trọng khi dùng cho các đối tượng này,

Lưu ý: Phụ nữ có thai hạn chế dùng cây chùm ngây.

Cây Chùm Ngây Những chuyên gia nói gì

Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines, và Phi Châu vv... Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây. Chùm Ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo thuộc “Thế giới thứ ba” nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính dược dụng, giá trị dinh dưỡng và công nghiệp. 

Cây Chùm Ngây Những chuyên gia nói gì

Tác dụng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây được cho là do nhiều yếu tố phối hợp (Journal of Ethnopharmacology Số 22-1988). Trong thử nghiệm deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác động gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử . Khi cho chuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lượng khi chỉ cho chuột uống riêng EDP.

Hoạt tính estrogenic được chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung. Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ rễ chùm ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung.
Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate

Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận .
Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate

 Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trên chuột bị gây sạn thận, oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm Ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể.
Tính cách đa dụng của Moringa oleifera

Cây vừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics… Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của cây chùm ngây được thực hiện tại ĐH Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan, Moringa oleifera Lam (Moringaceae) là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dùng hạt Chùm ngây để lọc nước

Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo. Hạt chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1).

Hoạt tính kháng nấm gây bệnh

Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu trích từ lá Chùm Ngây đến 44 hóa chất. (Bioresource Technology Số 98-2007). Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt chùm ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis.
Trà Cây chùm ngây
Trà Cây chùm ngây

Hoạt tính kháng sinh của Hạt Chùm Ngây

Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l (Planta Medica Số 42-1981). 4 (alpha-L-Rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây ( trong hạt Chùm Ngây còn có benzyl isothiocyanate).

Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu

 Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm Ngây hay Lovastatin : mức HDL lại giảm hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng. Riêng Chùm Ngây còn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86-2003).
 Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid của quảchùm ngây, thử trên thỏ, ghi nhận : Thỏ cho ăn Chùm Ngây (200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một hổn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholestero cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy Chùm Ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu..so với thỏ trong nhóm đối chứng.

Các hoạt tính chống co-giật, chống sưng và gây lợi tiểu

 Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường ; tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ Rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36-1992). Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân cây chùm ngây đã được nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về các hoạt tính dược học, thử nơi chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi chuột được nuôi nhốt trong lồng.

Các chất gây đột biến genes từ hạt Chùm ngây rang chín

Một số các hợp chất các chất gây đột biến genes đã được tìm thấy trong hạt Chùm Ngây rang chín : Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile; 4 - hydroxyphenylacetonitri le và 4 - hydroxyphenyl-acetamide. (Mutation Research Số 224-1989).

Nếu các bạn cần cây giống chùm ngây, hạt giống chùm ngây, cây chùm ngây  thì hãy liên hệ với mình để có giá tốt nhất nhé.

Lọc Nước Sạch Bằng Hạt Cây Chùm Ngây

Sử dụng bột hạt cây chùm ngây (Moringa oleifera) để tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch nước uống cho người dân là một nghiên cứu mới của trường Đại học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ). Hạt cây chùm ngây (Moringa oleifera) có thể lọc nước, làm sạch vi khuẩn và tạp chất ra khỏi nước.
Lọc Nước Sạch Bằng Hạt Cây Chùm Ngây

Nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng hạt chùm ngây để làm sạch nước, thức ăn trong dân gian ở Ấn Độ. Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những cách lọc nước tại nhà hiệu quả và rẻ tiền từ hạt cây chùm ngây.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy hạt chùm ngây có thể giết chết vi khuẩn E. coli trong nước. Nó có thể làm sạch đất sét khỏi nước bùn.  Các nhà khoa học đã nghiền nát hạt cây và trộn chúng với nước. Kết quả, sau 1 giờ, khi bột hạt lắng xuống, họ đổ nước để loại bỏ các bột hạt cây, cho thấy, protein kháng khuẩn từ các hạt chùm ngây được tiết ra bề mặt bên ngoài của hạt.
Hạt Cây Chùm Ngây


Cây chùm ngây Nó còn được biết đến với cái tên “cây phép lạ”.  Loại cây này sinh sống ở những vùng khí hậu nóng ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, và một cây trưởng thành có thể sản xuất là 15.000 hạt giống.