Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Trồng cây chùm ngây cho nhiều công dụng

Trồng cây chùm ngây cho nhiều công dụng

Trồng cây chùm ngây cho nhiều công dụng
Cay Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm.

Cách đây ít năm, ở Việt Nam mới rộ lên tin tức về cây chùm ngây. Họ cho đó là một trong những loài cây có ích nhất thế giới. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Mọi người đổ xô vào tìm hiểu thì mới biết trên thế giới, người ta đã ca ngợi cây chùm ngây từ rất lâu rồi.
 
Ở ta, cây chùm ngây có trong tự nhiên từ lâu đời. Tại vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) có nhà chỉ trồng nó làm hàng rào. Nay bà con mới biết tới các công dụng của nó. Huyện đã xây dựng một dự án để bảo tồn và phát triển cây chùm ngây. Họ dành tới 3.000m2 để làm vườn nhân giống.
 

Chùm ngây là loại cây thân gỗ. Nó có thể cao tới 5-6m, cây rất dễ trồng, dễ sống. Nó không kén đất, ít tốn phân. Ta có thể trồng quanh hàng rào, trồng ở những bãi đất trống, trồng dọc đường đi... Trồng khoảng 4-5 tháng là bắt đầu có thể thu lá. Lá bán rất đắt, 12.000 đồng/mớ.

Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai.
Lá chùm ngây có thể dùng như một loại rau.

Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3.
Chùm ngây có nguồn gốc ở vùng Nam Á và có lịch sử tới hơn 4.000 năm. Nó rất phổ biến ở châu Á và châu Phi. Trong hầu hết các bộ phận của cây đều chứa các chất mà con người cần như: Khoáng chất, vitamin, các axit amin, bêta-caroten, phenolics...

Hầu như chưa thấy loài sâu bọ nào phá hoại chúng. Nó chịu hạn rất giỏi. Vì vậy, có thể trồng nó trên cả các gò, đồi, các vùng đất xấu. Chỉ có điều, nó chịu úng kém. Sau 8 tháng là cây bắt đầu cho hoa. Hoa màu trắng, có hương thơm. Quả dài 25-30cm và có hình dáng giống với quả đậu cô ve.
 
Các quốc gia đang phát triển đã sử dụng cây chùm ngây (Moringa Oleifera) làm thực phẩm và làm thuốc. Nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng đã được trồng nhiều tại các quốc gia vùng nhiệt đới. Ở nước ta cây được trồng làm nọc trầu (làm trụ để trầu bám leo lên) ở Ninh Thuận, là nguồn thực phẩm chính của đồng bào Chăm và Raglay; Còn mọc hoang và trồng ở Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận ....

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về lá chùm ngây non ở miền Nam nước ta cho thấy trong 100g còn tươi có 6,35g chất đạm, 1,7g chất béo, 8g bột đường, 1,9g chất xơ, 3,75g chất khoáng (trong đó phosphor 50mg, kali 216mg, calci 122mg, magnesium 123mg, đồng 0,1mg, sắt 16mg, caroten 6.250 UI). Các sinh tố B1 0,2mg, B2 0,21mg, PP 2,25 mg và sinh tố C từ 110-220mg. Như vậy lá chùm ngây non là loại rau giàu dưỡng chất trong các loại rau.
Chùm ngây thuộc thân mộc, cao 5 – 10m. Lá 2-3 lần kép, dài 30 – 60cm hình lông chim, lá chét hình trứng mọc đối có 6 – 9 đôi. Hoa trắng có cuống giống hoa đậu ván mọc thành chùm ở nách lá, có lông tơ. Quả nang dài 30 – 40cm, ngang 3cm có 3 cạnh, chỗ có hột gồ lên, có khía rãnh dọc theo quả. Hột màu nâu đen, tròn có 3 cạnh đính 3 cánh lụa trắng mỏng, hạt lớn cỡ hột nhãn tiêu.

Những nghiên cứu khoa học về cây chùm ngây

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quí hiếm như Zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và Kaempferol.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: Vitamin C nhiều hơn trái cam 7 lần, nhiều hơn 4 lần calcium và 2 lần protein của sữa, hơn 4 lần vitamin A của cà rốt, hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Đa số các nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và Phi Châu… Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera họ chùm ngây (Moringaceae) đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hiệu quả hữu ích từ cây chùm ngây nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Cách sử dụng

  • Món lá chùm ngây trộn dầu dấm : Lá chùm ngây non vừa đủ dùng, rửa sạch tuốt lấy lá non, đọt non, bỏ cọng già. Trộn với dầu dấm, ít muối, tiêu, đường. Món sống này ăn rất ngon và không còn mùi hăng của lá. Hoặc thêm vào ít cà chua và hành tây. Hoặc các món khác như xào, luộc…
  • Các món canh chay: Canh bí ngô với bắp non bào nhỏ và đậu phọng sống (lạc) giã nát nấu cho chín, nêm nếm cho vừa ăn rồi bỏ lá chùm ngây non, đọt non đã rửa sạch vào trộn đều nhắc xuống ngay không để sôi thêm.
  • Các món canh mặn: Nấu với tôm, tép, cá trê, thịt nạc… Sau khi nêm nếm cho vừa ăn, dùng lá chùm ngây non, đọt non rửa sạch bỏ vào nồi canh khi nước đang sôi trộn đều rồi nhắc xuống ngay không để sôi thêm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét